Pages

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

THÀNH, TRỤ, HOẠI, DIÊT.

Sáng 30-04-1975, bến Bạch Đằng
Đặng Tấn Hậu

Còn vài ngày nữa là đến ngày quốc hận 30.4 đánh dấu 38 năm miền nam tự do rơi vào tay các chóp bu độc tài CSVN. Các tên này là tay sai của đế quốc Hán tộc. Chúng ta thử lần lược ôn lại chuyện quá khứ lấy dấu mốc 1954-1975 và tiên đoán vận nước VN sau năm 1975.
Dù là chiến tranh giữa người Việt cộng sản miền bắc giết chết người Việt miền nam tự do trước ngày 30.4.1975, dù là chiến tranh có tên gọi gì đi nữa, chúng ta phải nhìn nhận đây là trận chiến giữa tư bản tự do HK và cộng sản độc tài Liên Sô/Trung Cộng (LS/TC). Do đó, bài viết có khi đề cập đến tên của các vị lãnh đạo miền nam hay miền bắc, xin độc giả hiểu đây là sự đấu trí giữa HK và LS/TC. Thí dụ,

Lê Duẫn xin phép LS/TC đánh vào miền nam năm 1955, nhưng LS/TC không cho phép vì sợ đụng đến HK thì Hồ Chí Minh và Lê Duẫn cũng đành chịu. CSBV chỉ có thể đưa quân và khí giới vào miền nam qua đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo biên giới Lào và Khờ me sau khi LS/TC bậc đèn xanh vào năm 1959. Nhờ đó, người dân miền nam được sống thanh bình trong mấy năm đầu trước 1959 chính nhờ không có sự phá hoại, giết người của người lính CSBV.
Bài viết thường đề cập đến CSBV, VC hay CSVN, xin hiểu các danh từ này đồng nghĩa vì VC (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) cũng do CSBV giật dây, CSVN hay CSBV không khác. Bài viết dựa trên 4 giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt” để phân tích thời cuộc. Để dễ hiểu về 4 giai đoạn, chúng ta hình dung 4 mùa “xuân, hạ, thu, đông”, còn được hiểu là 4 giai đoạn “bắt đầu, phát triển, bão hòa, suy thoái”.    
TÌNH HÌNH CHUNG (trước 1954)
Stalin bắt tay với Hitler để có thời giờ thanh toán các đồng chí mà ông không tin; nhưng Hitler vẫn đem quân tiêu diệt LS vì đa số người dân Liên Sô là giống dân Slaves mà Hitler coi là dân hạ tiện, thấp hèn. Stalin phải xin làm đồng minh với HK (Roosevelt) và hứa với HK là không xâm chiếm các quốc gia khác vào trong quỹ đạo cộng sản sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt.
TT Roosevelt (HK) đã đồng ý cho LS làm đồng minh và cho LS trở thành hội viên có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc sau đệ nhị thế chiến vì sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm chính trị của TT Roosevelt (HK).  Cuối cùng, LS cho quân đánh chiếm các quốc gia Đông Âu và ra lệnh cho các điệp viên khát máu như Hồ Chí Minh đưa các quốc gia chậm tiến vào trong quỹ đạo cộng sản. TT Truman (HK) phải đưa ra chiến lược “ngăn ngừa” (containment) chống lại làn sóng đỏ trên thế giới.
HK ủng hộ Pháp trở lại VN (ngăn chận làn sóng cộng sản) và cho VN độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp (tưởng cần nhớ, các quốc gia thuộc địa của Anh Quốc cũng được độc lập và nằm trong Liên Hiệp Anh sau đệ nhị thế chiến). Hồ Chí Minh được LS/TC chỉ thị quyết tử với Pháp đưa tới trận Điện Biên Phủ, nhưng vì HK phản bội Pháp (không tăng viện phi cơ) nên Pháp đã thua trận. Hiệp định Genève được ký vào ngày 21.7.1954 chia đôi đất nước VN.
ĐÊ NHẤT CỘNG HÒA (1954-1963)
Tổng Quát
LS/TC ủng hộ Hồ Chí Minh, điệp viên LS, lên cầm quyền miền bắc VN. LS/TC vừa viện trợ, vừa cho CSBV vay tiền để mua khí giới và thực phẩm. CSBV tiêu diệt mầm móng chống đối tại miền bắc qua chương trình “cải cách ruộng đất”, “trăm hoa đua nở” với phương châm “tri, phú, địa, hào, đào tận gốc, tróc tận rễ”. CSVN áp dụng chế độ “tem phiếu”, bãi bỏ quyền tư hữu và kiểm soát thông tin qua chế độ hộ khẩu, không cho người dân được tự do đi lại từ làng này sang làng khác.
HK ủng hộ nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống miền nam, viện trợ thực phẩm thặng dư như phó mát, khí giới củ thời kỳ đệ nhị thế chiến và gởi 300 cố vấn quân sự cho quân đội VNCH qua tổ chức quân sự MAAG (military assistance advisory group). TT Ngô Đình Diệm củng cố lực lượng qua sự tiêu diệt nhà thổ Bình Khang, khu đánh bài Đại Thế Giới, đặt quân đội của các “giáo phái” vào quân đội quốc gia v.v.
Tưởng cần nhắc lại, dưới thời Pháp thuộc, Pháp thành lập Đông Dương gồm có 5 xứ là Khờ me, Lào, miền nam, miền trung và miền bắc VN. Sau ngày hiệp định Genève, Đông Dương bị chia ra làm 4 xứ độc lập gồm có Khờ me, Lào, CSBV, VNCH. Mặc dù Khờ me giữ vị thế trung lập, nhưng thiên CSBV vì sợ VNCH và Thái Lan xâm lấn. Thái tử Lào Souvanna Phouma theo tự do vì sợ CSBV lấn áp.
Bắt Đầu
LS/TC bậc đèn xanh cho CSBV đem quân xâm chiếm miền nam vào năm 1959 nên CSBV bắt đầu thành lập cơ cấu, nền tảng chuẩn bị cho chiến tranh tiến chiếm miền nam tự do như:
·         dựng lên tổ chức Lào cộng sản (Pathet Lào)
·         dựng lên tổ chức Khờ me cộng sản có tên Khờ me Issarak (thân CSBV) khác với nhóm Khờ me đỏ Pol Pot thân TC thành hình về sau.
·         đưa người và vũ khí vào miền nam qua đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo biên giới Lào và Khờ me.
·         động viên miền bắc để đưa quân vào miền nam với khẩu hiệu “sinh bắc, tử nam”.
CSBV bắt đầu thành lập tổ kháng chiến, đánh du kích, ám sát các viên chức VNCH; đối lại, HK tăng viện cố vấn quân sự lên gấp đôi. Đảng phái thấy nguy cơ cộng sản xâm chiếm miền nam, cảnh cáo chính phủ VNCH cần cải tổ nội các nên đưa tới đảo chánh ngày 11.11.1960, nhưng không thành công.
Phát Triển
CSBV thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào tháng 12, 1960 để lường gạt thế giới và dân miền nam với lý do “nội chiến tại miền nam”. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đối phó lại bằng cách lập “ấp chiến lược”, cô lập hóa CSBV ra khỏi dân chúng miền nam. Kết quả, CSBV bị cô lập và điêu đứng.
Cố vấn quân sự HK tăng lên từ 600 đến 4,000 người vào tháng 2, 1962. Tổ chức MAAG đổi tên thành MACV (military assistance command) dưới quyền của tướng Paul Harkins. Chiến cuộc phá hoại của CSBV càng ngày càng gia tăng nên 4 tháng sau, con số quân đội HK tăng lên tới 12,000 cố vấn.
Nhu cầu cải tổ chính phủ cấp bách đưa tới hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thả bom tại dinh Độc Lập ngày 27.2.1962, nhưng tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình đều thoát hiểm. Phi công Phạm Phú Quốc bị bắt vì máy bay bị trúng đạn và phi công Nguyễn Văn Cử chạy thoát qua xứ Khờ me.
Suy Thoái
CSBV bắt đầu đánh lớn với quân số cấp tiểu đoàn như trận Ấp Bắc (2.1.1963) với khí giới tối tân; trong khi quân đội VNCH vẫn còn xử dụng súng ống thặng dư từ thời kỳ đệ nhị thế chiến. Sự phối hợp giữa các cấp chỉ huy VNCH và các binh chủng chưa ăn nhịp. Lần đầu tiên, quân đội VNCH dùng kỹ thuật trực thăng vận. Trận Ấp Bắc thiếu yếu tố bất ngờ vì VNCH không có đủ trực thăng chuyển quân nhanh chóng nên chiến công VNCH bị phản tuyên truyền do báo chí HK đưa tin là quân đội VNCH chết nhát.
Tổng thống HK mất tin tưởng khả năng chiến đấu của quân đội VNCH và tài lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, cộng thêm Phật giáo biểu tình với lý do kỳ thị tôn giáo (dù có hay không) nên đưa tới đảo chánh ngày 1.11.1963. Hai anh em tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị giết chết vào sáng ngày 2.11.1963. Hai mươi ngày sau (22.11.1963), tổng thống Kennedy bị bắn chết tại Dallas, Texas.
ĐÊ NHỊ CÔNG HÒA (1963-1975)
Tổng Quát
Phó tổng thống Johnson lên làm tổng thống HK. Ba tháng sau (30.1.1964), tướng Nguyễn Khánh làm chỉnh lý, lật đổ tướng Dương Văn Minh. Thời gian 1963-65 là giai đoạn quân đội VNCH bị đóng chấu tại các thành phố lớn vì các vụ đảo chánh, chỉnh lý, biểu tình. Chính sách thành lập ấp chiến lược bị giải tán nên quân CSBV có lợi thế lẫn trốn vào nông dân và làng mạc. Có thể nói là CSBV đang trên đà chiến thắng miền nam vì VNCH bỏ ngỏ nông thôn. CSBV dùng nông thôn bao vây thành thị đang bị xáo trộn vì chính trị.
Bắt Đầu (lùng & diệt)
Tổng thống Johnson gởi tướng Westmoreland thay thế tướng Harkins chỉ huy cố vấn quân sự MACV vào giữa năm 1964. Đầu tháng 8, 1964, HK lấy cớ CSBV bắn vào hai chiến hạm HK Maddox và Turney Joy trong hải phận quốc tế tại Biển Đông nên HK tự cho phép “tìm và diệt CSBV” trên đất miền nam VN và thả bom miền bắc CSBV để chận đứng làn sóng đỏ.
Cố vấn HK tăng lên 23,000 quân cuối năm 1964, 50,000 vào giữa năm 1965, 180,000 cuối năm 1965 và 400,000 cuối năm 1966 . Tổng thống Johnson ra lệnh máy bay B-52 thả bom miền bắc VN. Quân đôị HK có nhiệm vụ “truy lùng & diệt địch” tại miền nam VN để cho chính phủ miền nam có thời giờ ổn định tình hình chính trị.
Phát Triển (bình định)
Quân đội HK tăng quân số lên 436,000 người vào năm 1967. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống sau ngày bầu cử 3.9.1967. Tình hình chính trị tại miền nam ổn định. Quân đội HK bắt đầu từ “diệt địch” sang trao trách nhiệm cho quân đội VNCH “bình định” với các cán bộ xây dựng nông thôn đã được chuẩn bị đào tạo từ năm 1966 nhằm mục đích thay thế chương trình “ấp chiến lược”.
Với sự trợ giúp và cho vay của LS/TC, CSBV gia tăng ào ạt chuyển vũ khí tối tân và quân đội vào chiến trường miền nam, kể cả xe tăng và trọng pháo. CSBV chính thức đánh các trận lớn đối đầu với quân đội HK như Côn Thiện, Khê Sanh bằng cách tử thủ như cho lính CSBV uống thuốc say và trói lính CSBV vào công sự hay vũ khí lớn để “sinh bắc, tử nam”.
CSBV “tổng tấn công” miền nam VN để gây tiếng vang trên chính trường quốc tế, nhất là làm mất tinh thần người dân HK có tinh thần phản chiến. CSBV giả vờ đánh Khê Sanh, đình chiến trong 10 ngày Tết Mậu Thân (1968), rồi bất thần “tổng tấn công” vào các thành phố lớn và các tỉnh lỵ miền nam, nhưng không có “tổng nội dậy” của người dân miền nam như họ mong muốn.
Mặc dù CSBV có súng ống tối tân như AK, đại pháo, xe tăng, mặc dù quân đội VNCH bị đánh do yếu tố bất ngờ (vì nghỉ ba ngày Tết đình chiến), mặc dù khí giới VNCH thô sơ, nhưng lính VNCH đã anh dũng đẩy lui CSBV ra khỏi các thành phố và tỉnh lỵ, nhất là giết chết nhiều binh lính CSBV và bắt được nhiều cán bộ CSVN nằm vùng. Từ bây giờ, HK mới bắt đầu viện trợ vũ khí khá hơn cho quân đội VNCH như M16.
Bão Hòa (VN Hóa)
Tổng thống Johnson tuyên bố không tranh cử tổng thống vì người dân HK nghĩ  chính sách HK thất bại tại VN (chứng cớ là CSBV có thể đánh ngay vào tòa đại sứ HK ở Saigon). TT Johnson ra lệnh ngưng thả bom Bắc Việt và kêu gọi CSBV thương thuyết chấm dứt chiến tranh vào ngày 3.5.1968. Mười ngày sau, hai bên gặp nhau tại Paris. Tướng Abrams thay thế tướng Westmoreland. Nixon lên làm tổng thống bắt đầu chương trình VN hóa. Quân số HK tại VN lên đến 536,000 người vào cuối năm 1968.
Rút Lui (HK rút quân)
Nixon vừa thương thuyết với CSBV, vừa áp dụng chính sách “rút quân” để “chạy ra khỏi VN” (y như tình hình A phú hãn ngày nay). Biểu tình lớn tại Washington chống chiến tranh vào cuối năm 1969. Thủ tướng Lào quốc gia là ông Souvana Phouma lên tiếng là ông sẽ làm ngơ về các hoạt động của CSBV trên đường mòn Hồ Chí Minh vì ông tin CSBV sẽ chiến thắng HK tại VN.
Ngày 20.2.1967, Lê Đức Thọ và Kissinger họp bí mật tại Paris. HK ủng hộ tướng Lon Nol làm đảo chánh lật đổ vua Sihanouk là người chủ trương “trung lập thân CSBV”. Tướng Lon Nol lên làm thủ tướng để cho quân đội VNCH có thể đem quân qua Khờ me đánh phá hậu cứ CSBV trên đường mòn Hồ Chí Minh.
100,000 người biểu tình tại Washington chống chiến tranh và 4 sinh viên phản chiến HK bị bắn chết tại đại học Kent State University. Quân đôị HK giảm xuống còn lại 335,000 quân tại miền nam VN vào cuối năm 1970.
Lần đầu tiên, quân đôị VNCH tấn công qua Lào (Hạ Lào) để phá đường mòn Hồ Chí Minh mà không có sự tham gia của quân đôị HK. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái trúng cử vào tháng 10.1971. Quân đội đồng minh (Úc, Tân Tây Lan, Đại Hàn v.v) rút hết quân ra khỏi miền nam (ngoại trừ HK) vì họ biết HK sắp bỏ rơi VNCH.
Đầu năm 1972, CSBV ngưng thương thuyết với HK, tổng thống Nixon vừa cho rút quân HK ra khỏi VN (như đã hứa với cử tri HK), vừa không kích “tận tình” nền trời Bắc Việt. CSBV đánh chiếm An Lộc và Quảng Trị, nhưng bị tổn thất nặng và thua trận vì quân đội VNCH đã anh dũng tái chiếm An Lộc và Quảng Trị.
Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 15.1.1973 hoàn toàn bất lợi cho VNCH. HK rút hết binh sĩ ra khỏi miền VN vào cuối tháng 3, 1973. Quân đội VNCH rút quân ra khỏi xứ Khờ me. Lào Cộng chiếm ưu thế trong chính phủ Lào. CSBV tiếp tục vay tiền LS/TC để mua thêm vũ khí chuyển về miền nam qua đường mòn Hồ Chí Minh mà không có sự đe dọa nào từ quân đội Khờ me, Lào hay Hoa Kỳ (là quốc gia phản bội VNCH).
HK để lại vũ khí, công sự không xử dụng được cho VNCH như súng không có đạn, máy bay thiếu bộ phận, bom bị tháo ngòi. Người lính VNCH chiến đấu trong đơn độc cho tự do, không có viện trợ đến từ HK hay bất cứ quốc gia tây phương nào như tiền bạc, thực phẩm hay súng ống. Ngày 1.1.1975, Khờ me đỏ chiếm Nam Vang. Ngày 30.4.1975, Saigon thất thủ. Ngày 24.8.1975, Lào cộng chính thức cầm quyền.
Bình Luận
Chiến tranh nam bắc VN xảy ra chỉ vì tổng thống HK Roosevelt ngây thơ tin lời đường mật của Stalin, cho Stalin (LS) nhiều lợi thế sau đệ nhị thế chiến nên LS cho quân đội xâm chiếm các quốc gia trên thế giới và cho tay chân bộ hạ (Hồ Chí Minh) đưa các quốc gia chậm tiến (miền bắc VN) vào trong quỹ đạo cộng sản.
Dù có hay không có nhà chí sĩ Ngô Đình Diệm, HK cũng có thể dựng lên một nhân vật để chống lại cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo dưới chính sách “containment” (ngăn chận). Cái may mắn là người dân miền nam không bị chết thảm do đấu tố, cải cách ruộng đất, trăm hoa đua nở hay chết đói do cộng sản miền bắc VN gây ra từ 1954 đến 1975. Người dân miền nam có ít nhất 21 năm sống trong tự do (dù là tự do tương đối trong tình trạng chiến tranh do CSBV gây ra).
Nền đệ nhất cộng hòa không lợi dụng thời cơ của chính sách chống cộng mảnh liệt của tổng thống Truman (ngăn ngừa làn sóng đỏ) và tổng thống Eishenhower (con cờ domino) để loại trừ nhanh chóng cộng sản nằm vùng ra khỏi miền nam tự do và cho phát triển kinh tế mau lẹ để thoát khỏi sự “lệ thuộc” vào viện trợ của HK, nhất là vũ khí và đạn dược tối tân.
Nền đệ nhị cộng hòa không làm chủ được vận mạng trước 500,000 quân HK và hàng vạn quân bắc Việt với vũ khí tối tân, cộng thêm TC gởi trên 300,000 lính Tầu phù yểm trợ cho CSBV (1). Quân đôị VNCH còn cầm cự được đến ngày 30.4.1975 nằm ngoài sức tưởng tượng của các nhà quân sử thế giới. Điều đáng tiếc, VNCH không có con đường nào khác, ngoài sự lệ thuộc đường lối HK. Saigon bị thất thủ là tự nhiên sau khi HK ký hiệp định Paris rút quân và chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho miền nam. 
CSVN (1975-2013)
Tổng Quát
1972-1975 là thời gian CSBV bước từ giai đoạn “giải phóng” đến giai đoạn “bão hòa”. CSBV thua các trận chiến “mùa hè đỏ lửa” với quân lực VNCH, nhưng chiến thắng HK tại bàn hội nghị Paris để cho quân đội HK có cơ hội rút quân ra khỏi miền nam VN và tạo cơ hội cho HK phản bội đồng minh của họ; điển hình, cố vấn an ninh HK là ông Kissinger phải chui đầu vào cốp xe hơi để đi họp kín với CSBV.
Mặc dù chiến thắng quân sự, nhưng thời gian 1975-1985 là giai đoạn suy thoái của CSBV vì CSBV không có khả năng làm phát triển kinh tế. Chiếm đất thì dễ, nhưng giữ đất rất khó, nhất là lòng dân không thuận. CSBV bước tới giai đoạn “suy thoái” khi áp dụng kinh tế “bao cấp” đưa tới “thiên đàng CS” (hay còn gọi là địa ngục trần gian). Tình hình chung tại VN sau 1975 như sau:
·         CSBV giải tán Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là con cờ để lường gạt thế giới từ thập niên 60. Sự giải thể MTGPMN là hành động chưởi thẳng vào mặt về sự ngây thơ của sinh viên phản chiến HK
·         Thế giới tẩy chay, không bang giao với CSBV, chỉ trừ Liên Sô. TC ủng hộ Khờ me đỏ (Pol Pot) chống lại CSBV.
·         CSBV lộ bộ mặt thật của chế độ cộng sản, đổi tên nước Dân Chủ Cộng Hòa thành Xã Hội Chủ Nghĩa, đảng Lao Động thành đảng Cộng Sản.
·         CSBV áp dụng kinh tế bao cấp, ban hành luật cướp “tư bản động sản & bất động sản” của người dân miền nam v.v (người dân miền bắc đã bị CSBV cướp đoạt từ năm 1954).
Nạn đói xảy ra tại cả ba miền VN. Nhằm kiềm chế Khờ me đỏ (Pol Pot) và tiêu diệt con cháu của người lính VNCH vì CSBV chủ trương “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”, CSBV xua quân đánh Khờ me đỏ với chiến thuật đưa con cháu của người lính VNCH đi đầu làm khiên đở đạn. TC bảo vệ đàn em Khờ me đỏ nên TC vừa lên tiếng chống đối CSBV tại Liên Hiệp Quốc, vừa đem quân dạy cho CSBV tại miền bắc VN.
Mặc dù Liên Hiệp Quốc chỉ lên tiếng lấy lệ chống CSBV vì Khờ me đỏ phạm tội diệt chủng trên 2 triệu người, mặc dù TC không chiến thắng (vì TC thiếu kinh nghiệm chiến đấu so với CSBV có nhiều năm chiến trận với vủ khí tối tân do LS viện trợ), nhưng CSBV vẫn lo sợ “tù binh VNCH” và thân nhân của họ nổi loạn nên CSBV mới có chương trình “thả tù cải tạo” để xoa dịu người dân miền nam.
TC dựng đại sứ CSBV ở Bắc Kinh là ông Hoàng Văn Hoan lên làm lãnh tụ CSVN để chống lại CSBV. Thế giới tẩy chay sự háo chiến CSBV. Dân chúng miền nam bất mãn vì bộ đội CSBV và công an vào miền nam theo chính sách “vào, vơ, vét, về” (vào miền nam, vơ của, vét của và đem của về miền bắc). Chế độ cộng sản có nhiều nguy cơ sụp đổ tại VN (nếu không có gì thay đổi).    
Bắt Đầu (1985-1990)
Mặc dù Brejnev chủ trương “sống chung hòa bình” với HK, nhưng không kiểm soát được chi phí quá cao của quân đội. LS lại bị sa lầy tại A phú hãn nên chủ tịch Gorbachev (thay thế Brejnev) quyết định rút quân “rất có trật tự” ra khỏi A phú hãn (không như HK chạy hổn loạn tại miền nam VN). Tưởng cần nhắc lại, các quốc gia trên thế giới vô cùng thán phục LS khi thấy người lính LS cuối cùng rời khỏi A phú hãn là vị tướng Liên Sô.
Gorbachev nhận thấy chi phí quân đội cao vì “không trong sáng”, “sổ sách không phân minh” nên ông đưa ra chính sách “Perestroika” (tái cấu trúc), “Galsnost” (trong sáng) và cho phép tư nhân có quyền buôn bán kiếm lời. Ông Gorbachev gặp sự chống đối của quân đội (vì họ mất quyền lợi) nên đưa tới đảo chánh và người cứu nguy cho Gorbachev là Yeltsin, chủ tịch Nga Sô. (Nga Sô là một tỉnh bang của LS).
CSBV làm tay sai cho LS, chống lại ảnh hưởng của TC nên bị TC đem quân đánh cho một trận gọi là dạy cho bài học; đồng thời CSBV bị sa lầy tại xứ Khờ me. Do đó, CSBV phải rút quân ra khỏi Khờ me, dựng Hun Sen lên làm thủ tướng Khờ me đỏ thân CSBV với quốc trưởng Sihanouk. Hiện nay, ông Hun Sen vẫn còn đang làm thủ tướng cho nhiệm kỳ thứ 7 tại xứ Khờ me.
Thủ tướng Hun Sen đã bị TC mua chuộc, nhất là Hun Sen biết CSVN đang làm tay sai cho TC thì ông ta không còn lo sợ CSVN bức bách. Hun Sen bắt tay thẳng với TC chống lại CSVN/Thái Lan, điển hình là hội nghị ASEAN năm 2012, Hun Sen đã theo chỉ thị TC bác đơn của CSVN xin đưa vấn đề Biển Đông vào trong chương trình nghị sự và cho TC đóng quân để có thể cắt đứt VN ra làm hai (nếu có chiến sự).
CSBV bắt chước theo LS (hay được LS bậc đèn xanh), CSBV áp dụng chính sách “đổi mới” mà TC đã áp dụng sau khi TC ban giao với HK. Các nhân vật “bảo thủ”, giáo điều miền bắc như Đổ Mười bị thay thế bởi nhân vật cấp tiến miền nam là Võ Văn Kiệt. CSBV thoát hiểm, nhất là tổng thống HK Clinton quyết định ban giao với CSBV. Người HK gốc Việt bắt đầu gởi tiền ào ạt về VN gần $4 tỷ mỹ kim mỗi năm vào đầu thập niên 90 để nuôi chế độ CSVN. Đó là điều nghịch lý, nhưng là sự thật đau lòng trong lịch sử VN thời cận đại.      
Phát Triển ( 1990-2000)
Liên Sô bị sụp đổ. Thế giới chỉ còn lại 2 cường quốc là TC với dân số trên 1 tỷ người và HK đứng đầu thế giới về kinh tế. HK cho CSBV gia nhập Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và giao thương với CSBV. Kinh tế VN phát triển và lạm phát gia tăng tại VN. Đảng viên và quan chức CSVN không những được phép làm kinh doanh, lại còn được độc quyền kỹ nghệ/thương mại chủ yếu (key industries) để làm giàu như hàng hải, hàng không, điện lực, dầu hỏa v.v.
Không còn LS, CSBV phải xin trở lại làm tay sai cho TC qua việc dâng lãnh thổ, lãnh hải, khai thác bauxite v.v và nhằm mục đích xóa đói giãm nghèo để tăng ngoại tệ, CSBV cho các tòa đại sứ CSBV làm ma cô, tú bà xuất cảng gái VN ra hải ngoại hành nghề mãi dâm để kiếm tiền nuôi chế độ (thí dụ, tòa đại sứ CSBV tại Mạc Tư Khoa). Kết quả, kinh tế VN có tăng trưởng, lạm phát vẫn gia tăng, tham nhũng không tránh khỏi và áp dụng luật rừng vì độc đảng, độc tài CSVN.
Bão Hòa (2000-2010)
Thông thường kinh tế phát triển sau thời hậu chiến là 25%/năm, rồi giảm dần ví như con bệnh cần khoẻ mạnh sớm để lấy lại sức và trở lại đời sống bình thường. Kinh tế CSVN không những bị lùi lại sau khi thống nhất đất nước, sự tăng trưởng không nhanh vì chờ đợi đàn anh TC bậc đèn xanh như gia nhập vào tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế sau khi TC đã gia nhập v.v.
Ngoài ra, thế giới bị kinh tế khủng hoảng, đầu tư thế giới vào VN bị chậm lại dù nhân công VN rẻ. Điều đáng để ý là tổng số lượng quốc gia VN có gia tăng từ $200 mỹ kim năm 2000 lên đến $1,500 mỹ kim năm 2010, nhưng vẫn còn kém xa các quốc gia trong tổ chức Á Châu (ASEAN). CSVN chỉ khá hơn chút đỉnh hai quốc gia nghèo nhất thế giới là Khờ me và Lào. Ngược lại, người dân sống trong hai quốc gia này có đời sống tự do hơn người dân VN dưới chế độ độc tài CSVN.
Suy Thoái (2010-2013)
 Nhìn chung, chính sách “đổi mới” còn có tên là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã cứu nguy CSBV thoát khỏi “thiên đàng cộng sản”; nhưng chính CS (TC/CSVN) hay Tư Bản (HK) cũng không biết hướng đi kinh tế đích thực của sự đổi mới là gì? CSVN/TC muốn lợi dụng kinh tế thị trường để phục vụ cho đảng viên cộng sản làm giàu; hay là Tư Bản (HK) muốn lợi dụng dộc tài CS để phục vụ kinh tế tự do (bóc lột nhân công rẻ tại các quốc gia CS?).
Đảng viên CSVN càng ngày càng giàu vì quen biết, tham nhũng, cướp đất của dân. Tư bản ngoại quốc mở hãng xưởng bốc lột nhân công nên không lấy làm lạ nạn lạm phát tại HK rất thấp. Ngân hàng CSVN bị phá sản vì nợ xấu cao (con nợ không có tiền trả và không có tiền bảo chứng). Hãng công chiếm 90% thị trường lại không có khả năng trả nợ vì viên chức lấy tiền bỏ túi hay mua bán sai lầm như Vinaxin.
Dân oan bị cướp đất lên tiếng khiếu kiện hay đòi hỏi công bằng thì bị công an đánh đập hay bỏ tù. CSVN muốn kéo dài mạng sống của chế độ, chủ tịch đảng CSVN phải lên tiếng về “đồng chí X” và  cho dân đề nghị  “sửa đổi hiến pháp”. Đồng chí X phản ứng bằng cách thăng chức đồng bọn (nhóm lợi ích) sau khi họ phá nát ngân hàng, tham nhũng hay biển thủ. Công việc sửa đổi hiến pháp chỉ chiếu lệ, rồi đâu vào đó, ngoại trừ CSBV gia tăng khủng bố, xử tội dân oan hay các nhà đối kháng tại VN. 
KẾT LUẬN
Cuộc đời vô thường. Vạn vật bốn mùa thay đổi. Xuân hạ thu đông nên cái gì cũng phải qua 4 giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt” hay còn gọi là “bắt đầu, phát triển, bão hòa và suy thoái”. Mổi thời kỳ đòi hỏi nhân sự, chương trình làm việc khác nhau. Thí dụ,
·         thời kỳ “bắt đầu” đòi hỏi người làm việc có can đảm quyết định như chí sĩ Ngô Đình Diệm có gan truất phế vua Bảo Đại, triệt hạ Bình Xuyên và các giáo phái v.v
·         thời kỳ phát triển đòi hỏi khả năng điều hành nhân viên và chọn địa điểm tấn công như du kích chiến
·         thời kỳ bão hòa đòi hỏi khả năng tổ chức bảo vệ thành trì và chọn thế chủ động cho chiến trường
·         thời kỳ suy thoái đòi hỏi cấp chỉ huy chuẩn bị rút lui hay kéo dài giai đoạn bão hòa để tránh tổn thất.
Thông thường, chiến lược gia đang ở vị thế “bão hòa” lo chuẩn bị đưa ra “chương trình mới” để không bị rơi vào tình trạng suy thoái. Thí dụ, thời kỳ “hậu đảo chánh 1963” đưa tới suy thoái, HK liền đưa quân vào VN để ngăn chận sự tấn công CSBV. Hay là CSBV đang trong thời kỳ suy thoái năm 2013 nên họ gia tăng đàn áp để kéo dài mạn sống của chế độ độc tài bán nước hại dân.
Đại diện VNCH là HK luôn luôn ở thế thụ động như cung cấp cho VNCH khí giới củ so với khí giới tối tân của CSBV hay để cho CSBV chuyển quân và vũ khí vào miền nam thì mới nghĩ đến việc “ấp chiến lược” hoặc thả bom miền bắc; do đó, HK ít có cơ hội chiến thắng vì thắng cái gì? (chiếm lại đất miền nam đã bị mất vào tại CSBV tại chính đất của đồng minh của mình (VNCH?)
CSBV có sáng kiến chủ động đem quân xâm chiếm miền nam nhưng phạm phải 2 lỗi lầm: Thứ nhất là vay nợ TC và LS nên sau 1975, CSBV phải lo trả nợ cho LS/TC; đồng thời bán nước cho TC để trừ nợ (cái đau nhất là mất Biển Đông “do Phạm Văn Đồng dưới thời Hồ Chí Minh dâng cho TC). Thứ hai, CSBV không nhắm thời cơ TC/LS đổi mới để đoàn kết dân tộc và áp dụng tự do dân chủ để phát triển.
Hiện nay, sự đổi mới của CSBV đang trong giai đoạn “suy thoái”. CSBV chỉ có hai con đường: Thứ nhất là tiếp tục đàn áp, độc tài để kéo dài mạng sống cho chế độ càng ngày càng bị suy thoái cho đến ngày toàn dân VN nổi dậy tiêu diệt CSBV và đem họ ra trước tòa án quốc tế về tội “diệt chủng”. Thứ hai là sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ điều 4 hiến pháp trong tinh thần tự do dân chủ thì CSBV có thể từ kẻ có tội trở thành kẻ có công đối với đất nước VN.
Lòng dân đã kiên nhẫn quá lâu trên 38 năm ở miền nam và 59 năm ở miền bắc. Mặc dù CSBV đã làm cho dân Việt sơ cứng về họa mất nước và trở thành các con thú đã “bị điều kiện hóa” như con chó Pavlov, dân tộc VN sẽ không như người dân Bắc Hàn> Họ sẽ vùng dậy đòi lại tự do của họ thì khi đó CSBV sẽ không còn có chổ nương thân, nhất là nhóm công an và quân đội có nhiệm vụ “trung thành” với mấy tên chóp bu của đảng CSVN.
Còn vài ngày nữa là đến ngày quốc hận 30.4.2013, chúng tôi nguyện cầu anh linh của các bậc tiền nhân dựng nước và giữ nước phù hộ cho dân tộc Việt Nam sớm có được ngày “tự do, dân chủ, nhân quyền” và tiêu diệt chế độ CSVN độc tài bán nước hại dân tại Việt Nam ngay trong năm nay.
15.4.2013
Dặng Tấn Hậu
 Ghi chú:
1.      ngoài khí giới tối tân, TC còn gởi hơn 300,000 quân vào miền bắc VN để giúp CSBV trong hai lãnh vực công binh và phòng không. Theo tin tức báo chí, lính TC đã bắn hạ 1,707 máy bay HK trên vùng trời miền bắc VN trong khoảng thời gian 1965-1972.

Không có nhận xét nào: